Làm sạch và vệ sinh nhà cửa trong mùa dịch Corona


Virus Corona, hay còn được gọi là SARS-CoV-2, đang lan rộng trên toàn thế giới. Con đường chính gây lây nhiễm virus này giữa người sang người là thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Với các biện pháp vệ sinh đơn giản, mỗi cá nhân có thể giúp bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh đe dọa đến tính mạng và ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chủng virus này. Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra các phương pháp bảo vệ và phòng chống lây nhiễm virus hiệu quả nhất.

When hygiene matters most

Virus Corona đến từ đâu?

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 COVID-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch. Dịch bệnh này hiện gây lây nhiễm trên toàn thế giới. Sự lây nhiễm vi-rút Corona được biểu hiện qua các triệu chứng tương tự như bệnh cúm thông thường: bệnh nhân có thể phát sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn. Các vấn đề về hô hấp, đau đầu, đau nhức tay chân, buồn nôn, tiêu chảy và ớn lạnh cũng có thể xảy ra. Không phải quá trình phát bệnh của mỗi người đều như nhau. Dữ liệu sơ bộ cho thấy COVID-19 gây triệu chứng nhẹ ở 82% bệnh nhân, số còn lại bị nặng hoặc nguy kịch, thậm chí tử vong. Các nhà nghiên cứu cho rằng mầm bệnh Corona SARS-CoV-2 được truyền từ động vật hoang dã sang người tại một chợ thực phẩm ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) của Trung Quốc. Tuy nhiên, cụ thể là loài động vật nào mang mầm bệnh đầu tiên vẫn chưa được làm rõ. Hiện tại, người ta cho rằng mầm bệnh này lần đầu tiên được truyền từ dơi sang các động vật khác trước khi nó lây sang người - có lẽ qua cách ăn một động vật là vật chủ trung gian cho mầm bệnh SARS-CoV-2 được rao bán ở chợ.


Khởi phát sự lây nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm có thể được gây ra bởi các mầm bệnh khác nhau, bao gồm virus, vi khuẩn hoặc nấm.

Các virus như Corona SARS-CoV-2 không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng chỉ có kích thước khoảng 20 đến 300 nanomet. Chúng xâm chiếm tế bào động vật, thực vật hoặc người và sử dụng các tế bào sống này như tế bào chủ. Ngay cả khi tiếp xúc với không khí, đôi khi chúng có thể sống sót trong một thời gian rất dài và vẫn có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, một tế bào chủ mới là cần thiết cho sự tồn tại lâu dài - nếu chúng không tìm được tế bào chủ, virus sẽ chết.

Không phải tất cả các loại virus đều gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của chúng ta thường phản ứng nhanh chóng và chống lại những kẻ xâm nhập ngay lập tức. Virus bắt đầu nhân lên trong cơ thể ngay khi sự nhiễm trùng xảy ra. Thuốc giúp hạn chế virus và kháng sinh đã được chứng minh là không hiệu quả đối với các bệnh do virus gây nên. Có những loại thuốc chống virus chỉ giúp chống lại một số loại virus. Vì virus (ví dụ như virus cúm) có thể biến đổi, chúng có thể vượt qua sự phòng vệ của cơ thể dễ dàng hơn. Một người chỉ trở nên miễn dịch khi cơ thể của họ đã xử lý được mầm bệnh. Tuy nhiên, ngay cả sau khi đã hồi phục khỏi căn bệnh, khả năng miễn dịch không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Virus không có sự trao đổi chất riêng.

So với virus, vi khuẩn lớn hơn nhiều lần. Chúng có kích thước khoảng 0,1 đến 700 micromet, là các sinh vật đơn bào tự cung cấp. Vi khuẩn cũng có quá trình trao đổi chất riêng. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi - trong không khí, trong nước, trong thực phẩm, v.v ... Tương tự như vi-rút, vi khuẩn có thể tồn tại trong thời gian rất dài, thường là vài tuần, đôi khi thậm chí là vài tháng, trong môi trường bên ngoài hoặc trong chính cơ thể của chúng. Chúng rất dễ thích nghi và có thể nhân rộng trong nhiều điều kiện khác nhau. Chỉ một phần trăm trong số các vi khuẩn là gây bệnh ở người. Thông thường vi khuẩn thậm chí còn quan trọng đối với sức khỏe. Chẳng hạn, chúng sống trong ruột người, trên da hoặc trong khoang miệng. Nếu muốn loại bỏ vi khuẩn, chúng ta có thể sử dụng nhiệt độ cao (ví dụ dưới dạng hơi nước khi làm sạch) hoặc các chất hóa học như rượu, aldehydes hoặc clo. Trong cơ thể người, kháng sinh thường được sử dụng như một phần của việc điều trị. Các vi khuẩn được ngăn chặn nhân rộng bởi kháng sinh hoặc thậm chí bị tiêu diệt trực tiếp.

Nấm xuất hiện khá tự nhiên trên da hoặc trong cơ thể người. Chỉ có một vài loại nấm gây bệnh ở người, bao gồm nấm da, nấm men hoặc một số loại nấm mốc. Những loại nấm này sinh trưởng tốt ở bất cứ nơi nào ẩm ướt: trong phòng tắm, hốc, trên tường ẩm ướt hoặc trong các chậu hoa. Thực phẩm như bánh mì, khoai tây hoặc bột mì cũng có thể là nơi sinh sản của nấm. Nấm thậm chí có thể được tìm thấy trong đồ nội thất và khăn trải giường. Nấm men thuộc về hệ thực vật da tự nhiên của chúng ta. Nó sống trong vảy da và ăn các hạt mô chết. Nấm chỉ xâm nhập vào cơ thể con người nếu hàng rào bảo vệ da tự nhiên bị tổn thương hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Bệnh do nấm gây nên được gọi là Mycoses. Chủ yếu là da, móng tay hoặc màng nhầy của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Hiếm khi các cơ quan nội tạng như phổi bị ảnh hưởng bởi nấm. Nhưng nếu điều này xảy ra, chúng có thể gây ra thiệt hại lớn.


Virus Corona SARS-CoV-2 lây qua đường nào?

Lây nhiễm qua giọt chất tiết:

Theo kiến thức hiện tại, mầm bệnh Corona SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua giọt chất tiết. Virus corona không tự lây truyền qua không khí mà chúng được bao bọc bên trong môi trường là các dịch cơ thể của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do đó, con đường lây lan nhanh nhất của virus Corona là khi tiếp xúc với giọt bắn chứa virus từ người bệnh.

Lây nhiễm gián tiếp:

Loại virus này cũng có thể gây lây nhiễm gián tiếp khi chạm tay vào đồ vật mà bệnh nhân chạm vào, chẳng hạn như mặt bàn ghế, giường bệnh, tay nắm cửa, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt. Các virus vẫn còn sót lại trên bề mặt và tiếp cận cơ thể người khỏe mạnh từ đó.

Nhiễm trùng tiếp xúc:

Nhiễm trùng tiếp xúc cũng là một cách để các bệnh do virus lây lan. Ví dụ, ngay cả những dấu vết nhỏ nhất còn sót lại do ô nhiễm của phân người cũng có thể tiếp xúc với một người khỏe mạnh thông qua bàn tay bẩn. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua màng nhầy của mắt, cổ họng và mũi hoặc đường hô hấp trên, ví dụ như qua một nụ hôn. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng tiếp xúc là rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn.

Hand hygiene

Làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi lây nhiễm virus Corona?

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin chống lại virus Corona, điều rất quan trọng là phải tuân theo các biện pháp vệ sinh - cả trong môi trường riêng tư và vệ sinh cá nhân trong không gian công cộng.

  • Không chạm tay lên mặt khi chưa rửa tay sạch sẽ.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng thường xuyên và sử dụng chất khử trùng khi ra ngoài.
  • Đeo khẩu trang nếu bạn bị bệnh - đảm bảo khẩu trang được đeo đúng cách
  • Sau khi sử dụng khăn giấy thì bỏ chúng vào thùng rác có nắp đậy.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Khi ho hoặc hắt hơi, hãy giữ khoảng cách ít nhất một mét với người khác, hắt hơi/ho trong vòng tay của bạn và quay lưng lại với người khác.
  • Cách ly tại nhà nếu có triệu chứng hô hấp hoặc có dấu hiệu giống như bệnh cúm.
  • Giữ khoảng cách cần thiết với những người sống trong khu vực bị nghi nhiễm.
  • Thông gió cho phòng thường xuyên và sử dụng máy lọc không khí
  • Làm việc tại nhà và hạn chế đi công tác.
  • Tránh tụ tập nơi đông người.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp như bắt tay hoặc ôm.
  • Thường xuyên khử trùng các bề mặt như vô lăng ô tô, tay nắm cửa, điện thoại di động, v.v.
  • Tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng nếu có thể
  • Tránh tham dự các sự kiện.
  • Hạn chế đi mua sắm, sử dụng dịch vụ đặt và giao hàng online.

Tại sao các biện pháp vệ sinh lại rất quan trọng trong mùa dịch Corona?

Trong một môi trường được làm sạch thường xuyên, nguy cơ truyền nhiễm được giảm thiểu đáng kể bởi vi trùng, vi khuẩn hoặc virus không còn nơi sinh trưởng.