Tu viện Maulbronn

Là một phần của việc phục hồi tổng quát tại Tu viện Maulbronn, Kärcher đã giúp khôi phục di sản thế giới được UNESCO công nhận này bằng cách loại bỏ lớp cặn vôi cứng đầu từ đài phun nước ba tầng nằm ở chái phía Bắc của tu viện. Điều này đã hé lộ màu đỏ ban đầu của đá sa thạch sau nhiều thế kỷ.

Các lớp cặn vôi dày đến 1,5 cm đã hình thành do độ cứng ở mức cao của nước vào khoảng 21°dH trên các tầng thấp và giữa của đài phun nước. Việc đầu tiên cần làm là phải bóc các lớp cặn ra bằng búa và đục ở những nơi không quá nhạy cảm. Để không làm thiệt hại mặt đá gốc, Kärcher đã dùng súng phun hạt để loại bỏ các lớp cặn vôi còn lại. Sử dụng khí nén và áp suất 1-4 bar, thủy tinh bột cực mịn (kích thước hạt 40 - 80 µm, độ cứng Mohs 6-7) đã được phủ lên bề mặt đá, nhẹ nhàng loại bỏ các lớp cặn. Nhân viên Kärcher phản ứng rất nhanh chóng với các mật độ cặn vôi khác nhau, vì áp suất không khí và lượng hạt phun có thể được điều chỉnh dễ dàng bằng tay cầm của súng phun. Sử dụng phương thức nhẹ nhàng này, hầu hết sa thạch đỏ đều đã lộ diện, kể cả bề mặt của đầu sư tử trên tầng giữa của đài phun nước.

Đài phun nước được xây dựng vào khoảng năm 1500, sau đó mở rộng thêm hai tầng nữa với một nắp hình nón bằng chì trong đợt trùng tu một phần năm 1878. Đài phun nước đã được các tu sỹ dùng trong việc tẩy trần, lễ rửa tội và xuống tóc.

Phong cách kiến ​​trúc trong Tu viện Maulbronn trải dài từ thời kỳ Lãng mạn đến Hậu Gothic. Vào thời Trung cổ, nó từng là một trung tâm chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng. Sau Phong trào Cải cách, tu viện đã được chuyển đổi thành trường tu viện Tin Lành (1556). Năm 1807, nó trở thành chủng viện Tin Lành, và vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Tu viện Maulbronn nổi tiếng trong danh sách các Di sản Thế giới của UNESCO từ năm 1993.

Tu viện Maulbronn
Tu viện Maulbronn
Tu viện Maulbronn