CÁCH VỆ SINH MÁY LẠNH ĐÚNG CÁCH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Máy lạnh chảy nước, hoạt động kém hiệu quả? Xuất hiện mùi hôi khó chịu hay hơi lạnh tỏa ra yếu? Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần vệ sinh máy lạnh ngay lập tức.
Không cần gọi thợ, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện với những mẹo đơn giản. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn làm sạch máy lạnh đúng cách, tăng tuổi thọ thiết bị và tiết kiệm điện năng mà không tốn quá nhiều công sức.

Lợi ích từ việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên không chỉ giúp bạn có một không gian sống trong lành, mà còn bảo vệ sức khỏe và tối ưu chi phí lâu dài. Dưới đây là những lý do chính:
- Máy lạnh sạch giúp tiết kiệm điện năng và tối ưu hiệu suất làm mát, góp phần giảm hóa đơn tiền điện đáng kể.
- Việc vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại, mang lại bầu không khí sạch hơn, an toàn hơn cho gia đình.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, cảm lạnh hay cúm.
- Việc vệ sinh định kỳ giúp các bộ phận bên trong hoạt động trơn tru hơn, giảm nguy cơ hỏng hóc và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh?
Tần suất vệ sinh máy lạnh phụ thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường xung quanh. Cụ thể:
- Hộ gia đình: Nếu sử dụng hàng ngày, nên vệ sinh 3 - 4 tháng/lần. Trường hợp chỉ dùng 3 - 4 ngày/tuần thì chỉ cần 6 tháng/lần.
- Văn phòng, nhà hàng: Cần vệ sinh từ 2 - 3 tháng/lần, tùy vào mức độ bụi bẩn.
- Nhà xưởng, xí nghiệp, cơ sở sản xuất: Do máy hoạt động liên tục, nên vệ sinh hàng tháng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ sử dụng.

Lưu ý trước khi vệ sinh máy lạnh
Để quá trình vệ sinh máy lạnh diễn ra an toàn, hiệu quả và không gây hư hỏng thiết bị, bạn cần ghi nhớ những điểm quan trọng sau:
- Ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi vệ sinh.
- Điều chỉnh lực nước phù hợp, tránh để nước bắn vào bo mạch gây chập cháy.
- Không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh, vì có thể làm hỏng linh kiện và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
- Sử dụng nước sạch, không lẫn tạp chất để tránh cặn bẩn bám vào dàn lạnh.
- Nên lắp lại ngay sau khi làm sạch và hạn chế để dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu.
- Kiểm tra đường ống và van gas để phát hiện sớm tình trạng rò rỉ hoặc quá nhiệt.
- Đảm bảo áp suất xả van phù hợp nếu máy lạnh sử dụng hệ thống xì van.

Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà, ai cũng có thể thực hiện!
Dưới đây là các bước đơn giản để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà mà bạn có thể tự thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra trước khi vệ sinh
Trước tiên, hãy bật máy lạnh và giảm nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra khả năng làm lạnh. Đồng thời, thử các chức năng như quạt gió, hẹn giờ…
Nếu máy hoạt động bình thường, bạn có thể bắt đầu vệ sinh. Ngược lại, nếu có dấu hiệu hỏng hóc, hãy liên hệ trung tâm sửa chữa để khắc phục.
Bước 2: Ngắt nguồn điện máy lạnh
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, hãy tắt máy lạnh và ngắt nguồn điện từ cầu dao chính trước khi tiến hành vệ sinh.
Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh
- Đầu tiên, hãy tháo quạt đảo gió, mở nắp máy lạnh theo hướng từ dưới lên trên.
- Gỡ tấm lọc bụi và dùng tua vít tháo ốc cố định vỏ máy.
- Sử dụng túi trùm vệ sinh để ngăn bụi bẩn, nước bắn ra ngoài.
- Dùng dung dịch làm sạch chuyên dụng để làm sạch bộ lọc không khí, cánh quạt lồng sóc…
Lưu ý: Che chắn bo mạch thật kỹ khi xịt rửa để tránh nước làm hỏng linh kiện bên trong.
Bước 4: Vệ sinh dàn nóng
- Tháo lớp vỏ bảo vệ, dùng vòi xịt rửa sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt và các khe tản nhiệt.
- Lau khô sau khi vệ sinh để tránh đọng nước gây rỉ sét.
Lưu ý: Không xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch và tránh dùng vòi xịt áp suất quá mạnh để tránh làm hư hỏng cánh quạt.
Bước 5: Kiểm tra gas của máy lạnh
Sau khi vệ sinh, bạn nên sử dụng đồng hồ đo gas để kiểm tra. Nếu gas cạn hoặc có dấu hiệu rò rỉ, hãy liên hệ kỹ thuật viên để khắc phục kịp thời.
Bước 6: Lắp ráp lại các bộ phận
Sau khi làm sạch xong, hãy lắp lại các bộ phận theo đúng thứ tự:
- Với dàn lạnh: Gắn tấm lọc bụi vào đúng vị trí, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh chắc chắn.
- Với dàn nóng: Lắp lại vỏ bảo vệ, đảm bảo các khớp ngạnh trùng khít nhau.
Lưu ý: Trước khi lắp đặt, bạn hãy sử dụng khăn microfiber để lau khô hoàn toàn các bộ phận để tránh hơi ẩm tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Bước 7: Kiểm tra hoạt động sau vệ sinh
Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, bạn hãy bật nguồn điện và kiểm tra lại. Nếu máy vận hành êm ái, làm lạnh tốt và không có tiếng ồn bất thường - đồng nghĩa bạn đã thực hiện cách vệ sinh máy lạnh thành công.
Mẹo bảo dưỡng: Để máy lạnh luôn hoạt động hiệu quả, hãy vệ sinh định kỳ mỗi 3 - 6 tháng, tùy theo mức độ sử dụng và môi trường xung quanh.
Vệ sinh máy lạnh nhanh và hiệu quả hơn với Máy phun rửa áp lực cao K 2 POWER VPS
Việc làm sạch dàn nóng và dàn lạnh có thể tốn nhiều thời gian, do đó bạn nên kết hợp sử dụng Máy phun rửa áp lực cao K 2 POWER VPS để thực hiện dễ dàng hơn.
Tại sao nên sử dụng Máy phun rửa áp lực cao K 2 POWER VPS?
Động cơ cảm ứng từ mạnh mẽ, hoạt động êm ái và bền bỉ, giúp tăng tuổi thọ máy và giảm tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
Áp lực nước điều chỉnh linh hoạt từ 20 đến 100 bar, máy phù hợp để làm sạch các bề mặt nhạy cảm mà không gây hư hại.
Đầu phun xoay Vario Power Jet Short 360° kết hợp với súng phun ngắn giúp tiếp cận các khu vực khó tiếp cận, tiết kiệm công sức tháo dỡ hệ thống máy lạnh.
Dây áp lực cao dài 7,5 m giúp mở rộng phạm vi làm việc, thuận tiện cho việc vệ sinh máy lạnh ở các vị trí cao hoặc xa nguồn nước.
Lưu ý:
- Nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng của Karcher để tối ưu hiệu quả làm sạch máy.
- Sản phẩm này chỉ được bán trực tiếp tại showroom và đại lý chính hãng của Karcher!
