Cầu Hihonbashi

Tập đoàn Kärcher tu sửa di tích lịch sử: cầu Nihonbashi - Tokyo

Có một câu nói nổi tiếng rằng, mọi con đường đều dẫn về La Mã. Câu nói tương tự ở Nhật Bản lại là, mọi con đường đều dẫn về cầu Nihonbashi. Và điều đó vẫn luôn đúng kể từ đầu thế kỷ 17; dưới sự thống trị của tướng quân Tokugawa, toàn bộ con đường buôn bán giao dịch đều đi qua nơi này. Cây cầu không chỉ được dùng làm đầu mối thông thương mà còn sử dụng bởi nhiều du hành khách. Vào thời đó, tàu thuyền là phương tiện giao thông đặc cách riêng cho tầng lớp thống trị. Cây cầu được xây dựng và hoàn công năm 1603 đã trở thành biểu trưng tim mạch của quốc gia. Cho đến hôm nay, giữa thân cầu vẫn còn giữ tấm bảng đồng đánh dấu điểm cột mốc - từ đó khoảng cách đến Tokyo và các thành phố là bao xa và con số cụ thể luôn được thông tri trên các biển báo đường quốc lộ.

Bởi cây cầu nguyên bản đã từng bị đốt trụi nhiều lần xuyên suốt qua thế kỷ, các kiến trúc sư đều nhất trí chọn đá granite chống lửa cho đợt trùng tu mới đây nhất vào năm 1911. Tuy nhiên, thay đổi này không khiến cây cầu trở nên "miễn dịch" với bụi bẩn: sau thời gian dài, đất, cát, các loại tảo và rong rêu đã tích tụ trên cây cầu dài 52 mét, bề rộng 30 mét, đôi chỗ hình thành nên một lớp cặn cứng dày 2mm. Đường lộ đôi cắt vuông góc qua nóc cầu cũng là nguyên nhân góp phần làm bẩn cầu bên dưới.

Một đội thi công từ Kärcher gồm công nhân người Đức và người Nhật đã lãnh nhận trọng trách đưa cầu Nihonbashi trở về vẻ đẹp vốn có trước dịp lễ mừng kỷ niệm 100 năm khởi dựng. Sự phối hợp giữa máy tẩy rửa áp lực cao và thiết bị quạt không khí áp suất thấp là lựa chọn hoàn hảo nhất cho nhiệm vụ chỉnh sửa ""sắc đẹp"" cho bề mặt đá granite vốn đã nứt vỡ và xuống cấp khá nhiều. Các kỹ sư bắt đầu quy trình rửa bằng máy phun nước sôi áp suất cao. Súng bắn tia trên máy bay phản lực GS sẽ nhẹ nhàng gột rửa phần đất bám còn lại cùng những mảng bạc màu bằng hoá chất calcium carbonate và aluminium silicate. Để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xuống tối thiểu, một máy hút đa năng sẽ lập tức hút sạch phân tử hoá chất còn thừa trong không khí. Nhóm thi công sẽ tiếp tục xối sạch phần đất vôi còn lại bằng thiết bị phun nước nóng HDS 13/15.

Cầu Nihonbashi

Chiếc cầu đã sống sót qua đợt bom đạn của không quân Mỹ vào Thế chiến thứ hai và là một trong hai cây cầu mang ấn tích Meiji còn lưu lại từ thời hoàng đế Mutsuhito (1867 - 1912).

Con rạch mà cây cầu nay bắc ngang qua từng là một hào nước trực tiếp kết nối thành trì của các vị tướng quân và bờ biển.

Vì danh hiệu ngã tư lịch sử của các tuyến đường thông thương Nhật Bản, một trung tâm thương mại quan trọng đã được phát triển trong khu vực xung quanh cầu Nihonbashi. Nếu khi xưa đây từng là khu vực tập trung nhiều ngư dân, thợ thủ công và thương nhân, thì ngày nay nó là một trong những trung tâm tài chính và thương mại của Tokyo.