VỆ SINH BỂ CÁ SÂN VƯỜN TẠI NHÀ ĐÚNG CÁCH
Nước trong bể cá nhanh bị đục? Rong rêu bám đầy thành bể? Đã đến lúc bạn cần làm sạch ngay! Việc thay nước thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong bể, khiến cá bị sốc nước.
Có nhiều cách giúp bể cá ngoài trời luôn trong sạch mà không cần thay nước hoàn toàn. Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn duy trì chất lượng nước tốt, giảm cặn bẩn và tạo môi trường sống lý tưởng cho cá phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân khiến bể cá bị nhiễm bẩn - Hiểu rõ để xử lý hiệu quả
Xác định đúng nguyên nhân khiến bể cá bị nhiễm bẩn sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục tình trạng này và giữ cho môi trường sống của cá luôn trong lành.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Hệ thống lọc nước không đạt chuẩn
Hệ thống lọc nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước trong bể cá. Nếu thiết bị này hoạt động kém hiệu quả hoặc bị hư hỏng - nước sẽ nhanh chóng bị đục, tạo điều kiện cho vi khuẩn và tảo phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Thức ăn dư thừa tích tụ
Nhiều người có thói quen rải nhiều thức ăn cho cá mà không kiểm soát lượng tiêu thụ thực tế. Khi cá không ăn hết, thức ăn sẽ chìm xuống đáy, phân hủy và làm nước bể đục, thậm chí bốc mùi khó chịu. Lâu ngày, môi trường nước trở nên độc hại, có thể gây bệnh cho cá.
Sự phát triển của nấm và vi khuẩn
Nước bể cá là môi trường lý tưởng cho một số loại nấm, vi khuẩn và tảo phát triển. Chúng có thể bám trên thành bể, trôi nổi trên mặt nước và dần tích tụ thành từng mảng, khiến nước đổi màu, trở nên đục và mất cân bằng sinh thái. Nếu không xử lý kịp thời, nấm và vi khuẩn sẽ làm cá yếu đi, dễ mắc bệnh hơn.

Hướng dẫn cách làm sạch bể cá sân vườn ngoài trời
Giữ cho nước luôn sạch sẽ không chỉ giúp cá khỏe mạnh mà còn tạo cảnh quan đẹp mắt. Nếu bạn muốn làm sạch bể mà không cần thay toàn bộ nước, hãy làm theo 6 bước dưới đây:

Bước 1: Vệ sinh sỏi, đá và vật trang trí
Trước tiên, nhẹ nhàng lấy sỏi, đá và các vật trang trí ra khỏi bể. Rửa chúng kỹ bằng nước sạch để loại bỏ cặn bẩn và rêu bám. Nếu cần, bạn có thể dùng bàn chải mềm để cọ sạch mà không làm hỏng kết cấu của vật liệu.
Bước 2: Chuyển cá và nước sang bể chứa tạm thời
Để đảm bảo an toàn cho cá, hãy dùng một bể chứa sạch để tạm thời giữ nước và cá trong quá trình vệ sinh. Điều này giúp tránh gây sốc môi trường sống của cá khi làm sạch bể chính.
Bước 3: Sử dụng máy xịt rửa áp lực cao Karcher K 3 HR Plus
Thay vì kỳ cọ thủ công mất thời gian, bạn có thể dùng máy xịt rửa áp lực cao Karcher K 3 HR Plus để làm sạch bể cá nhanh chóng. Sản phẩm chạy bằng động cơ chổi than với công suất 1600W, đi kèm 3 đầu phun linh hoạt: đầu phun phẳng tùy chỉnh áp lực, đầu phun xoáy cà đầu phun tạo bọt. Điều này giúp "đánh bay" mọi thứ bám dính trong bể - từ rêu xanh tới lớp cặn đá vôi cứng đầu.
Thêm vào đó, thiết kế dây áp lực dài 10 mét - cuộn gọn trên guồng dây gắn liền thân máy, giúp bạn thao tác thoải mái mà không phải kéo lê máy đi khắp nơi. Cùng với đó là ngăn chứa nước tẩy rửa được tích hợp sẵn, quá tiện nếu bạn cần thay nước và làm sạch kỹ hơn.
Để làm sạch kỹ hơn ở các góc hẹp hoặc khu vực nhiều vết bám khoáng, bạn có thể kết hợp thêm đầu làm sạch bề mặt T 5 T-Racer để tăng hiệu quả. Sau khi làm sạch bằng máy, tráng lại bể nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn và để bể ráo nước trước khi đưa cá trở lại.
Lưu ý khi sử dụng máy xịt rửa áp lực cao Karcher K 3 HR Plus:
- Đối với bể cá ngoài trời bằng kính - nên điều chỉnh áp lực nước ở mức vừa phải để tránh làm nứt hoặc xước mặt kính.
- Mỗi lần dùng nên giới hạn trong 15 phút, sau đó cho máy nghỉ 5-7 phút. Tổng thời gian nên dùng tối đa cả ngày là 60 phút.
- Sau khi sử dụng, tắt công tắc về OFF và bóp cò thêm lần nữa để xả hết áp lực trong máy.
- Đừng quên kiểm tra bộ lọc nước thường xuyên để máy luôn chạy mượt.
Bước 4: Đưa cá trở lại bể với lượng nước phù hợp
Sau khi bể đã khô, cho cá trở lại bể cùng một lượng nước nhỏ vừa đủ để chúng có thể bơi lội. Điều này giúp cá thích nghi dần với môi trường trước khi thêm nước mới.
Bước 5: Xử lý nước mới trước khi thêm vào bể
Trong một bể chứa riêng, chuẩn bị nước mới và tiến hành xử lý bằng hệ thống lọc hoặc dung dịch khử clo, giúp đảm bảo nước có chất lượng phù hợp với cá.
Bước 6: Thêm nước đã xử lý vào bể cá
Kiểm tra các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, độ cứng của nước đã đạt mức lý tưởng - sau đó từ từ thêm nước đã xử lý vào bể cá chính. Đặt lại sỏi, đá và các vật trang trí vào vị trí ban đầu để hoàn thiện không gian cho cá.
Mẹo hay giúp bể cá sân vườn luôn sạch và trong suốt
Nếu bạn gặp phải tình trạng nước bể nhanh đục, rêu phát triển mạnh hay có mùi khó chịu - hãy áp dụng ngay những mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả sau đây:
Không sử dụng xà phòng để vệ sinh bể cá
Xà phòng và các chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể gây hại nghiêm trọng cho cá, ốc, tôm và các sinh vật khác trong bể. Dư lượng hóa chất bám trên thành bể hoặc dụng cụ vệ sinh có thể gây ngộ độc cho cá ngay cả khi bạn đã súc rửa nhiều lần.
Loại bỏ tảo và rong rêu định kỳ
Tảo và rong rêu có thể phát triển mạnh nhờ vào lượng dinh dưỡng dư thừa từ thức ăn thừa và phân cá. Nếu không kiểm soát, chúng sẽ khiến nước bể đục, bám đầy trên kính và các vật trang trí trong bể.
Để giữ bể sạch, bạn nên:
- Cạo sạch lớp tảo bám trên kính và đáy bể ít nhất 01/tuần. Dùng dụng cụ cạo rêu chuyên dụng để làm sạch mà không làm xước kính.
- Tảo phát triển mạnh khi có ánh sáng quá nhiều, vì vậy hãy hạn chế để bể cá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc bật đèn quá 8 tiếng mỗi ngày.
Nuôi cá dọn bể
Thay vì tốn nhiều công sức dọn dẹp bể cá bằng tay, bạn có thể nuôi các loài cá ăn tảo như cá Chùi Kiếng, cá Tỳ Bà Bướm, cá Bút Chì Thái… Những loài này sẽ giúp dọn sạch rêu và cặn bẩn tự nhiên, giúp bể luôn sạch lâu hơn.
Lưu ý: Khi thả cá dọn bể, bạn cần đảm bảo chúng phù hợp với môi trường nước của bể cá hiện tại, bao gồm: nhiệt độ, độ pH, độ cứng của nước để tránh xung đột với các loài cá khác.
Vệ sinh bộ lọc thường xuyên
Hệ thống lọc là yếu tố quan trọng nhất giúp duy trì chất lượng nước trong bể. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh bộ lọc định kỳ, các cặn bẩn tích tụ sẽ làm giảm hiệu suất lọc và khiến nước nhanh đục hơn.
Cách làm sạch bộ lọc hiệu quả:
- Vệ sinh bông lọc, lõi lọc ít nhất mỗi 15 ngày/lần để loại bỏ cặn bẩn.
- Không rửa bộ lọc bằng nước máy trực tiếp, vì clo trong nước có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong bộ lọc. Thay vào đó, hãy dùng nước bể cá để súc rửa nhẹ nhàng.
Sử dụng vật liệu lọc carbon để làm trong nước
Carbon hoạt tính là một trong những vật liệu lọc tốt nhất giúp hấp thụ các chất độc hại trong nước, như clo, cloramin và các hợp chất hữu cơ gây mùi tanh. Khi sử dụng carbon hoạt tính, bạn sẽ thấy:
- Nước bể trong hơn và không bị đục.
- Mùi hôi giảm đáng kể, đặc biệt là mùi tanh do phenol.
Lưu ý: Carbon hoạt tính không thể loại bỏ nitrate hoặc dinh dưỡng dư thừa. Vì vậy, bạn cần kết hợp với các phương pháp khác như nuôi cây thủy sinh hoặc thay nước định kỳ.
Trồng nhiều cây thủy sinh
Cây thủy sinh không chỉ giúp làm đẹp mà còn đóng vai trò như một bộ lọc tự nhiên giúp hấp thụ nitrate và các chất dinh dưỡng dư thừa - nguyên nhân chính khiến nước nhanh bẩn.
Các loại cây nên trồng:
- Rong đuôi chó, bèo Nhật, trầu bà thủy sinh - phát triển nhanh, hấp thụ dinh dưỡng dư hiệu quả.
- Cây ráy, dương xỉ, rêu Java - tạo môi trường ổn định, thích hợp cho cá trú ẩn.
Trồng nhiều cây thủy sinh có thể giúp giảm tần suất thay nước - nhưng nếu không có cây, bạn vẫn cần thay nước để tránh tích tụ chất độc.
Cho cá ăn với lượng vừa đủ
Một trong những nguyên nhân chính khiến nước bể nhanh bẩn là cho cá ăn quá nhiều. Thức ăn thừa không được tiêu thụ sẽ phân hủy, tạo ra chất độc hại và làm tăng nitrate trong nước.
Nguyên tắc cho cá ăn đúng cách:
- Chỉ cho cá ăn 01 lần/ngày hoặc cách ngày một lần nếu cá vẫn khỏe mạnh.
- Chỉ cho ăn lượng thức ăn vừa đủ để cá có thể ăn hết trong 2-5 phút.
- Không để thức ăn thừa tồn đọng trong bể, nếu còn dư sau khi cho ăn, hãy hút bỏ ngay.
